Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP, về Liên thông văn bản điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Công ty VSD Việt Nam phối hợp với Sở TT&TT Hà Nam thực hiện nâng cấp phần mềm VSD Office cung cấp chức năng gửi nhận văn bản trên trục liên thông.
Sau khi nâng cấp, chức năng gửi nhận của hệ thống gồm:
- Gửi văn bản trên trục liên thông từ phần mềm VSD Office
- Nhận văn bản trên trục liên thông từ phần mềm VSD Office
- Cập nhận các trạng thái xử lý văn bản khi gửi và nhận (Đã đến, đã tiếp nhận, phân công, đang xử lý, hoàn thành ...)
Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm tại 4 điểm: VP UBND Tỉnh Hà Nam, Sở TT&TT Hà Nam, UBND Huyện Duy Tiên, UBND Thị trấn Hòa Mạc - Duy Tiên.
Search This Blog
Showing posts with label VSD-OFFICE. Show all posts
Showing posts with label VSD-OFFICE. Show all posts
Monday, December 14, 2015
Sunday, May 15, 2011
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết;
b. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành:
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
c. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành:
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
Sài Gòn Minh Luật st
Khái niệm soạn thảo văn bản
Soạn thảo văn bản là một trong những chức năng chính của người thư ký. Để có thể soạn thảo văn bản được tốt, người thư ký cần phải nắm vững các điều cơ bản như sau:
Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nước:
1. Văn bản pháp quy là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành.
2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
Hình thức văn bản pháp quy:
1. Nghị định: do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
2. Nghị quyết: do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm vụ kế hoạch, chủ trương chính sách và những công tác khác.
3. Quyết định: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước hoặc Hội Đồng nhân dân các cấp ban hành. Quyết định để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các mặt tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp dưới.
4. Chỉ thị: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.
5. Thông tư: để hướng dẫn giải thích các chủ trương chính sách và đưa ra biện pháp thực hiện các chủ trương đó.
6. Thông cáo: thông báo của chính phủ đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng khác.
Hình thức văn bản hành chính
1. Công văn: là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ như: công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.
2. Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ như: báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị.
3. Thông báo: báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản.
4. Biên bản: bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị , biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.
Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nước:
1. Văn bản pháp quy là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành.
2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
Hình thức văn bản pháp quy:
1. Nghị định: do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
2. Nghị quyết: do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm vụ kế hoạch, chủ trương chính sách và những công tác khác.
3. Quyết định: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước hoặc Hội Đồng nhân dân các cấp ban hành. Quyết định để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các mặt tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp dưới.
4. Chỉ thị: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.
5. Thông tư: để hướng dẫn giải thích các chủ trương chính sách và đưa ra biện pháp thực hiện các chủ trương đó.
6. Thông cáo: thông báo của chính phủ đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng khác.
Hình thức văn bản hành chính
1. Công văn: là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ như: công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.
2. Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ như: báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị.
3. Thông báo: báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản.
4. Biên bản: bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị , biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.
(Theo Cẩm Nang Thư Ký)
Subscribe to:
Posts (Atom)